CÁCH PHÒNG BỆNH CHO TRẺ NHỎ KHI TRỜI NẮNG NÓNG KÉO DÀI

Khi thời tiết chuyển mùa cũng là lúc xuất hiện những ngày nắng nóng đột ngột gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm sao để phòng bệnh cho trẻ khi trời nắng nóng đột ngột?

Một trong những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch của trẻ bị yếu đi là sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Vì vậy, thời tiết nắng nóng đột ngột sẽ khiến trẻ mắc phải một vài bệnh về đường hô hấp nghiêm trọng.

1 Cách phòng bệnh cho trẻ trước bệnh đau họng khi trời nắng đột ngột

Bệnh đau họng do một loại vi khuẩn gây ra, chúng sẽ khiến cho họng trẻ bị sưng, ớn lạnh, đi kèm với cảm giác đau đầu, buồn nôn và thậm chí khiến trẻ bị nôn liên tục.

Bạn nên lưu ý với những trường hợp trẻ bị sốt cao, thở nhanh nhiều thì cần ngay lập tức đưa trẻ đi khám. Nếu trẻ bị đau cả khoang miệng thì cần đưa đi khám sớm, đặc biệt khi xuất hiện các tình trạng như sưng tấy đỏ, trẻ không thể mở to miệng và hơi thở khó nhọc, trẻ bị bú kém, liên tục khóc.

Để phòng bệnh đau họng cho trẻ khi trời nắng đột ngột, phụ huynh nên:

Đối với trẻ bị đau họng nhẹ, cần đưa trẻ đi kiểm tra thăm khám, bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc. Tuy nhiên, nếu trường hợp nặng hơn, trẻ đã bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh cho trẻ bị đau họng.

Mặt khác, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc khi sử dụng thuốc, tuyệt đối không bỏ thuốc giữa chừng khi điều trị cho trẻ.

Cần nhanh chóng cho trẻ nghỉ ngơi và nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hóa.

2 Cách phòng viêm mũi dị ứng ở trẻ

Bệnh viêm mũi dị ứng được biết đến với các biểu hiện như ngứa, trẻ hắt hơi nhiều và có thể bị sổ mũi, nước mũi của trẻ có đờm.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể bị nghẹt mũi, hoặc nặng hơn là khó thở, ù tai, có thể gây ra biến chứng thành hen phế quản hoặc hen suyễn và viêm amidan ở trẻ.

Vì những hậu quả nguy hiểm của viêm mũi dị ứng, bạn nên phòng tránh cho trẻ bằng cách:

Giữ ấm cho trẻ và không để trẻ bị nóng quá khi trời nắng đột ngột.

Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách.

Hạn chế tối đa việc tiếp xúc của trẻ với khói thuốc lá.

3 Cách phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ 

Khi bạn thấy trẻ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, hơi thở nặng nhọc và giọng khò khè kèm theo ho nhiều, ho có đờm, đặc biệt khi đờm chuyển màu trắng thì phế quản của trẻ đã bị nhiễm trùng thứ cấp.

Để phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ khi nắng nóng bạn cần:

Cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và chia nhỏ bữa cho trẻ.

Khi trẻ có đờm nên khuyên trẻ nhổ ra ngoài ngay. Bên cạnh đó, để giúp trẻ dễ thở và đào thải các chất nhầy trong cơ thể, bạn có thể cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao hơn bình thường.

Khi phát hiện trẻ sốt cao cần nhanh chóng hạ sốt.

Ngoài ra, bạn cần cho trẻ mặc thoáng, nằm phòng thoáng và đủ ánh sáng.

Đặc biệt, người trong nhà không được hút thuốc để tránh gây bất lợi cho việc điều trị viêm phế quản ở trẻ.

4 Cách phòng viêm đường hô hấp trên và dưới ở trẻ

Mùa hè đến cũng chính là khi viêm đường hô hấp trên và dưới xảy ra nhiều hơn ở trẻ.

Viêm đường hô hấp là tập hợp của bệnh cảm lạnh, viêm mũi họng, viêm họng và viêm xoang, viêm thanh quản. Các biểu hiện khi trẻ mắc phải bệnh này là sốt cao, sốt thành cơn từ 39 độ C trở lên kèm theo các triệu chứng như ho, khó thở, nặng hơn có thể là thở rít, khò khè, sổ mũi và chảy nước mũi.

Sau đây là những cách phòng bệnh cũng như chăm sóc cho trẻ khi thời tiết nắng nóng:

Bạn cần theo dõi, chăm sóc bé khi sốt cao, đưa trẻ đến viện hoặc cho uống thuốc giảm sốt khi chưa thể đưa trẻ đi bệnh viện.

Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và kết hợp với việc sử dụng nước ấm để lau mát và hạ sốt cho trẻ.

Ngoài sử dụng thuốc, bạn cần tăng cường rau xanh cho trẻ, giục trẻ uống thêm nhiều nước hoa quả và bổ sung thêm bữa phụ cho trẻ.

Một lưu ý nhỏ dành cho các bậc cha mẹ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống khi trẻ có các triệu chứng của viêm đường hô hấp nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0243.905.7979
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon